Tư vấn thiết kế đóng trần vách thạch cao giá rẻ tại Hà Nội

Trần vách thạch cao là giải pháp toàn diện về trần cho các công trình xây dựng, trang trí nội thất, nhà ở,kho xưởng,văn phòng… Với ưu điểm nhẹ, dễ uốn lượn, dễ tạo kiểu hình khối, cách điệu,… Che lấp được các khuyết điểm xấu trên trần nhà do việc sử dụng lắp đặt các thiết bị như điện, điều hòa, dầm bê tông,… để lại. Nên trần thạch cao luôn được các kiến trúc sư, người tiêu dùng sử dụng như một vật liệu không thể thiếu trong trang trí nội thất cũng như xây dựng.

 Ưu điểm của trần thạch cao

 Trần thạch cao che lấp các khuyết điểm của kết cấu dầm bê tông, các hệ thống thiết bị ống điều hòa, hệ thống điện, hệ thống phòng cháy chữa cháy.

– Trần thạch cao có bề mặt phẳng, mịn, bóng có thể sơn nhiều màu sắc tùy ý nên đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng

– Trần thạch cao có thể dễ dàng kết hợp với với hệ thống đèn trang trí và các phụ kiện khác sẽ làm căn phòng sinh động hơn rất nhiều, giúp nâng tầm giá trị cho ngôi nhà của bạn.

– Trần thạch cao có khả năng cách âm, cách nhiệt hiệu quả, giảm chi phí sử dụng điện điều hòa mùa hè oi nóng

– Trần thạch cao mang đặc điểm nổi bật vượt trội của vật liệu thạch cao đó là an toàn với sức khỏe con người, thân thiện với môi trường, không chứa các hóa chất độc hại.

– Trần thạch cao có trọng lượng nhẹ làm giảm tải trọng cho thiết kế kết cấu công trình xây dựng, giảm áp lực cho móng, tiết kiệm cột, sắt chống… ước tính có thể giảm 15% phí xây dựng cho công trình.

– Trần thạch cao dễ lắp ghép, tháo dỡ, di chuyển, thời gian thi công nhanh, tiết kiệm chi phí thi công công trình

– Độ bền của trần thạch cao được đánh giá cao, quá trình thi công trần thạch cao sẽ trải qua nhiều bước, với quy trình thi công nghiêm ngặt, hệ thống trần thạch cao sẽ thành một khối khá vững chắc, độ bền có thể lên tới 20 năm.

– Giá thành trần thạch cao rẻ hơn so với các vật liệu xây dựng truyền thống khác.

5. Một số lưu ý khi sử dụng trần thạch cao được đẹp và lâu bền.

– Trần thạch cao rất kỵ nước, nước sẽ làm cho trần bị ố vàng, mất thẩm mỹ hoặc bị hỏng vì vậy trước khi thi công ghép trần, cần phải kiểm tra kỹ mái tôn hoặc mái ngói, phải có biệm pháp chống thấm tốt. Nếu thi công đảm bảo kỹ thuật, mái nhà không bị rò nước, bạn có thể giữ trần thạch cao đẹp và bền từ 10-20 năm.

– Trần thạch cao dùng lâu ngày, với nhiều biến động về rung lắc, nhiệt độ, độ ẩm,… dẫn đến trần bị co giãn và sẽ xuất hiện các vết nứt trên trần nhà, đặc biệt ở những vị trí trát mối nối. Hiện tượng này thường xảy ra với trần chìm. Những vết nứt sẽ lớn dần và gây mất thẩm mỹ. Vì vậy khi trần mới xuất hiện vết nứt, nên xử lý cho dặm và sơn lại.

– Đối với những vị trí có nguy cơ thấm dột, nên sử dụng tấm thạch cao chịu nước để tránh trường hợp trần bị ngấm nước.

– Đối với mái tôn bạn dùng loại trần thả (vừa rẻ vừa tiện cho sửa chữa, thay thế…) để giảm nóng có thể dùng tôn mát hoặc trải thêm 1 lớp tấm cách nhiệt trước khi làm trần (dùng tấm cách nhiệt hiệu quả hơn dùng xốp mà chi phí bằng nhau).

Trình tự thi công tường,vách thạch cao như sau:

Bước 1: Đo, đánh dấu các vị trí sẽ lắp ghép trên trần và dưới mặt sàn.

Bước 2: Dùng thanh thép nằm U-Track đặt vào vị trí đã đặt sẵn, bắt chặt bằng đinh vít thép loại 6mm, cách nhau 60cm, dùng kìm hoặc búa đóng các đinh vít cho thật chặt.

Bước 3: Những chỗ mở làm cửa sổ, cửa đi cắt thanh thép nằm U-Track dài thêm 30cm để làm đầu chờ nối với thanh đứng C-Stud làm thành khung cửa. Ngoài việc dùng vít nở loại 6mm, thì bắt thêm ở đoạn cuối của thanh nằm U-Track các đinh vít loại 4mm, cách nhau 15cm.

Bước 4: Cắt thanh thép chữ C theo chiều cao của vách, đặt theo chiều đứng vuông góc với thanh chữ U, các thanh cách nhau 600mm, bắt chặt các điểm nối của thanh ngang U và chữ C, cả hai mặt bằng đinh vít thép hoặc đinh rivet. Trường hợp ghép vách cao hơn 2,4m cần lắp thêm thanh ngang U để làm xương đỡ để ghép các tấm thạch cao tiếp theo.

Bước 5: Ghép các tấm thạch cao  cạnh vát,  lên khung thép vừa dựng, theo phương thẳng đứng, nâng mặt dưới của tấm vách cách mặt sàn khoảng 10mm, bắt chặt tấm thạch cao vào khung bằng đinh vít cỡ 25mm, khoảng cách giữa các đinh vít không quá 300mm, đầu đinh vít ăn sâu vào tấm thạch cao khoảng 1-2mm ( không được để cho xuyên hẳn qua tấm thạch cao). Nếu sử dụng máy bắt vít sẽ giúp công việc dễ dàng hơn.

Bước 6: Trét kín các khe ghép nối và các đầu đinh vít trước khi lăn sơn hoặc dán giấy mầu trang trí lên vách.

Bước 7: Thi công sơn bả bề mặt, công tác bả sau khi đã xử lý xong tại các vị trí mép tấm, sau khi bề mặt bả đã khô thì tiến hành sơn trang trí bề mặt vách thạch cao.

Công ty chúng tôi với đội thợ kinh nghiệm nhiều năm đã thi công các công trình có thiết kế sử dụng trần thạch cao và vách thạch cao như khách sạn, trường học, văn phòng hay nhà ở dân dụng..vv…Với đội ngũ kỹ thuật thi công hoàn thiện nhà giàu kinh nghiệm , chủng loại vật tư  đảm bảo về tiêu chuẩn và chất lượng, chúng tôi hy vọng sẽ tạo nên những sản phẩm đầy ý nghĩa đáp ứng được yêu cầu của quý vị trong quá trình hoàn thiện nội thất công trình. Chúng tôi chuyên đóng trần thạch cao, đóng trần, vách ngăn thạch cao, chống ẩm, chống cháy, cách âm, cách nhiệt, Trần nổi, Trần chìm, Giật cấp, Bao gồm các chủng loại, Eron, Thạch cao.


THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH một thành viên Duy Thắng

Địa chỉ: Số 5 ngõ 358/55/20 Bùi Xương Trạch – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0328.267.133

Email: suanhanhuy@gmail.com

Website: www.suachuanhanhuy.com